Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan được tổ chức hôm nay (26/11).
Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trực tiếp chủ trì thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, thị trường.
Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan tổ chức ngày 26/11, cải cách thủ tục trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có tác dụng tích cực không kém gì một gói cứu trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn đại dịch Covid-19 |
Báo cáo tại hội nghị, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2020 về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường. Theo kết quả khảo sát từ hơn 10.000 doanh nghiệp, trong số 10 nhóm thủ tục được đánh giá, đứng đầu nhóm thủ tục hành chính đang gây khó cho các doanh nghiệp là các thủ tục về dất đai, giải phóng mặt bằng, với 50% doanh nghiệp kêu khó khăn đáng kể trong năm 2020.
Tiếp sau là các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đứng thứ ba.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết, để một dự án đầu tư từ khi ý tưởng cho đến khi xong các thủ tục, hoàn thành xây dựng nhà máy và đưa vào hoạt động là hành trình thủ tục rất khó khăn.
Cũng theo ông Tuấn, trong thời gian vừa qua, dù có nhiều bất cập, chồng chéo đã được tháo gỡ, tuy nhiên qua khảo sát mà VCCI thực hiện, các doanh nghiệp vẫn phản ánh còn nhiều vướng mắc khi triển khai, dự án liên quan tới nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các lĩnh vực liên quan. Về thời gian làm thủ tục thì doanh nghiệp mất 23,93 ngày để làm thủ tục cấp phép xây dựng, đây là thời gian cấp phép trên thực tế, chứ không phải thống kê trên hệ thống.
Nêu ý kiến tại hội thảo, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban cải cách môi trường kinh doanh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đặt vấn đề, báo cáo môi trường đầu tư kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB) những năm qua đánh giá thủ tục cấp phép xây dựng của Việt Nam có thứ hạng rất cao, đứng 25/190 nền kinh tế.
Nhưng theo bà Thảo, thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng thực tế vẫn rất dài. Các doanh nghiệp phải thực hiện 10 bước, trung bình mất khoảng 166 ngày để hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng một công trình. Trong khi tại Singapore, doanh nghiệp cũng thực hiện 9 bước thủ tục nhưng chỉ mất 35,5 ngày để làm xong thủ tục.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì hội nghị |
Từ kinh nghiệm của Singapore là thực hiện thủ tục thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, bà Thảo đề nghị Bộ Xây dựng đẩy mạnh thực hiện thủ tục trong cấp phép đầu tư xây dựng theo hình thức trực tuyến.
“Doanh nghiệp luôn chờ đợi những thay đổi cải cách thực tế của các bộ, ngành, cải cách môi trường kinh doanh là giải pháp không tốn kém và mang lại hiệu quả bền vững” – bà Thảo nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu góp ý, đề nghị việc sửa đổi hợp đồng xây dựng, quy định rõ trách nhiệm thanh toán của chủ đầu tư.
Cùng với đó, ông Hiệp cũng nêu ý kiến về giá vật liệu xây dựng trong đó nêu lên khảo sát thực tế tại Đà Nẵng thì giá niêm yết của Sở Xây dựng vẫn chậm hơn biến động thị trường khoảng 2 tháng, mức chênh giá giữa định mức đơn giá công bố với giá vật liệu trên thị trường từ 10-15%. Vị Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu kiến nghị các cơ quan chức năng kiểm tra để đưa ra bảng giá kịp thời, phù hợp với thị trường.
Cải cách thủ tục - “Gói cứu trợ” đặc biệt
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, hiệu quả và trong "tầm tay" của các cơ quan Nhà nước.
“Cải cách hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính. Đặc biệt cải cách hành chính trong những lĩnh vực quan trọng như đầu tư - xây dựng - đất đai - môi trường có tác dụng tích cực không kém một "gói cứu trợ" cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch”, ông Công nói.
Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Minh Thảo cũng đánh giá việc cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, tạo môi trường kinh doanh tốt như một "gói hỗ trợ". Thậm chí được doanh nghiệp mong chờ hơn cả một gói tài khóa.
Trao đổi tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị ghi nhận các ý kiến và cho biết, trong 10 tháng đầu năm, bộ đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính, tích hợp, thay thế 5 nghị định, 7 thông tư vào 2 nghị định mới.
Theo Bộ trưởng, Bộ Xây dựng đang tập trung thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong đó có việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá là khâu đột phá.
Có thể thấy, cải cách thủ tục hành chính là một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, hiệu quả, trong tầm tay của cơ quan quản lý nhà nước, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng thủ tục. Cải cách thủ tục trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có tác dụng tích cực không kém gì một gói cứu trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn đại dịch Covid 19. Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giải phóng nguồn lực quốc gia đang bị tắc nghẽn, giúp dòng vốn đầu tư đi vào hoạt động, tạo đà nền kinh tế phục hồi và bứt phá.
Gần đây nhất, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022.
“Thực hiện thành công phương án này hứa hẹn tạo ra các hỗ trợ thực chất nhất cho doanh nghiệp ngành xây dựng, tạo ra sự đột phá trong nâng cao Chỉ số cấp phép xây dựng của ngành năm 2021 và 2022” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định.
Thuận Phong
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng giao về quy hoạch phát triển đô thị, bổ sung nội dung đã thực hiện trong báo cáo gửi Bộ để Bộ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
" alt=""/>Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản ngóng gói cứu trợ đặc biệt sau CovidVợ chồng bị cáo Đước đã 4 lần rút tiền, chuyển đủ cho ông Ca 35 tỷ để nhờ ông này chạy án. Mong muốn thoát khỏi vòng lao lý, giữ được uy tín làm ăn, Đước không chọn phương án khắc phục hậu quả. Bị cáo đã mang tiền để “cậy nhờ” ông Ca lo lót. Trong thời gian đó, Đước đã "tạm lánh" khỏi địa phương để chờ kết quả.
Khi Đước bị bắt mới biết ông Ca đã không dùng tiền chạy án như đã hẹn. Vợ của bị cáo là Ngọc Anh đến xin lại tiền, nhưng ông Ca không trả còn đuổi về.
"Việc đưa tiền cho ông Ca để chạy tội là rõ như ban ngày"
Tại phiên tòa hôm nay, bị cáo Ngọc Anh và Trương Xuân Đước liên tục tố cáo hành vi nhận tiền mà không chạy án, rồi không chịu trả lại của ông Ca. Bị cáo Đước nói: "Rất buồn đến mức sống không được, chết cũng không xong. Bị cáo coi anh Ca như anh trai. Nhưng anh ấy làm mà không dám nhận”.
Khi được hỏi về số tiền 35 tỷ, Đước một mực khẳng định đó là tiền để nhờ ông Ca chạy tội. Tuy nhiên, quá trình cụ thể như thế nào thì không nhớ. Bị cáo này nói tất cả có trong cáo trạng của VKSND tỉnh Quảng Ninh.
"Việc đưa tiền cho ông Ca để chạy tội là rõ như ban ngày. Tôi chưa bị điên để tự dưng cứ cầm tiền hết lần này tới lần khác đến nhà anh Ca. Nếu anh ấy ân tình với tôi, hướng dẫn cho tôi đúng luật thì hôm nay, tôi đã không đến mức này”, Trương Xuân Đước nói tại tòa.
Vợ của Đước là bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Anh cũng khẳng định số tiền 35 tỷ đồng trong 4 lần mang đến là để nhờ ông Ca chạy tội cho chồng. Mọi lời khai đều đúng trong cáo trạng.
"Hôm bị cáo tới nhà anh Ca để hỏi vì sao chồng mình vẫn bị bắt và xin lại số tiền đã đưa, ông Ca không trả tiền còn mắng và đuổi bị cáo về. Do 2 gia đình lâu nay có quan hệ thân tình, nên bị cáo đành im lặng ra về", Ngọc Anh khai.
Bị cáo Trương Xuân Đước: "Nếu không giúp được, ông Ca đừng nhận tiền, đừng hứa"
Trái với lời tố của vợ chồng Trương Xuân Đước, bị cáo Đỗ Hữu Ca khẳng định chưa hề yêu cầu vợ chồng Đước đưa tiền cho mình. Ông Ca cũng nói không hứa chạy tội hay chạy án gì cho họ, chỉ hướng dẫn họ thu xếp tiền để khắc phục hậu quả theo quy định của luật. Cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng không nhận tội mà cáo trạng truy tố. Bị cáo Ca phủ nhận lời buộc tội của vợ chồng Đước mà ông nói coi như ruột thịt.
“Khi Ngọc Anh nhiều lần tìm tới khóc lóc, quỳ giữa nhà xin cứu lúc Đước bị Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, bị cáo rất lo lắng và muốn giúp Đước. Bị cáo chỉ mong muốn cứu Đước trên cơ sở quy định của pháp luật, chứ không đồng ý để Đước mang tiền đi chạy tội”.
Bị cáo Ca nói đi nói lại tại toà rằng: Đã giải thích cho gia đình Đước về nguyên tắc khi xâm phạm tiền của Nhà nước thì phải hoàn trả lại và bồi hoàn thiệt hại để nhận sự khoan hồng. Về việc nhận 35 tỷ đồng sau 4 lần vợ chồng Đước mang tới, ông Ca khẳng định tiền đó không phải để chạy tội mà giữ hộ cho Đước nhằm khắc phục hậu quả. Bị cáo không nhận chạy án, không có ý định chiếm dụng hay lừa đảo tiền của gia đình Đước.
Theo bị cáo Ca, mỗi lần Ngọc Anh mang tiền tới nhà đều là tự ý, không nói tiền đó là gì, không kiểm đếm và không có giấy tờ chứng thực. Ngọc Anh chỉ nói: "Anh cất tiền đi cho em".
"Lúc nhận tiền, tôi nghĩ Đước đang trốn. Ngọc Anh và con nhỏ ở nhà heo hút không dám giữ số tiền lớn nên mang tới nhà tôi để gửi, tôi không hề có ý định chiếm đoạt 35 tỷ này. Tiền để dưới giường, nguyên túi, nguyên cọc. Khi thấy cơ quan Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra, bị cáo đã chủ động nộp lại. Lúc cơ quan chức năng kiểm đếm, bị cáo mới biết tổng cộng là 35 tỷ”.
Khi bị cáo Đỗ Hữu Ca chối tội, Trương Xuân Đước lập luận: Nếu ông Ca coi bị cáo là anh em thì không anh em nào sống như thế cả. Nếu không giúp được bị cáo thì ông Ca đừng nhận tiền, đừng hứa. Nếu để từ đầu cho bị cáo Đước chủ động thì gia đình đã không đến cơ sự như hôm nay.
Thậm chí, lúc chủ tọa hỏi Đước có xin giảm án cho bị cáo Ca không, thì Trương Xuân Đước lạnh lùng nói không có ý kiến gì, mong pháp luật xử lý đúng người, đúng tội. Đước cũng từ chối chất vấn của luật sư, tỏ thái độ “oán hận anh Ca” và không muốn nói gì thêm.
Ông Đỗ Hữu Ca bất ngờ nhận tội, bị đề nghị 10 - 11 năm tùSau một đêm suy nghĩ, cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng Đỗ Hữu Ca bất ngờ nhận tội, bị VKSND tỉnh Quảng Ninh đề nghị mức án từ 10 - 11 năm tù." alt=""/>Đỗ Hữu Ca và Trương Xuân Đước tranh cãi nảy lửa tại tòaCác vì sao ở cách chúng ta khoảng 15.000 năm ánh sáng khiến việc du hành được xem là nhiệm vụ bất khả thi. Nhưng chuyện vốn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng như Star Trek sắp trở thành hiện thực.
" alt=""/>Trung Quốc phả hơi nóng vào Mỹ trong cuộc đua tên lửa vũ trụ